Monday, July 22, 2019

Con gái ơi, nếu lấy nhầm chồng, hãy về với mẹ!


Con gái của mẹ mới hôm nào còn nhỏ bé bên mẹ, ngày mai thôi sẽ là dâu con nhà người khác. Con gái hôm qua còn líu lo bên mẹ giờ đã thành cô dâu, rồi sẽ là người mẹ, người phụ nữ trong gia đình. Mẹ biết, con gái sẽ làm được, vì con thông minh, và sống tình cảm lắm.
Nhưng vì cũng là phụ nữ, mẹ thật sự muốn con hiểu điều này: đừng mang trên mình những tư tưởng nhọc nhằn của người vợ người mẹ từ ngàn xưa. Con đừng ép mình vào những khuôn khổ mà người khác đặt ra cho con. Chuẩn mực gì thì cũng do nhiều người đặt ra mới có, và con sống không phải để làm hài lòng tất cả mọi người.
Vì thế, con không cần phải cố để trở thành một người vợ chuẩn mực mà ai muốn. Con phải cứ sống là chính con, đúng với bản ngã và tâm hồn con bao năm mẹ nuôi dưỡng. Đừng vì ai mà đổi thay, cũng đừng vì ai mà hy sinh chính mình. Bởi mẹ tốn bao năm yêu thương và chở che không phải để con trở thành một người con chưa từng muốn. Câu chúc mẹ muốn con giữ đến cuối đời chính là đừng bao giờ đánh mất bản thân khi lấy chồng.
Bởi chuyện khó khăn và đau khổ nhất trên đời này là hy sinh vì người khác. Và nếu một người yêu thương con chân thành, nghĩ cho con trước sau chắc chắn sẽ không để con hy sinh vì họ. Còn bản thân con hy sinh cho ai thế nào, họ chưa chắc đã biết, có khi còn phũ phàng đối đãi với con. Tồi tệ hơn chính là khi con chấp nhận hy sinh vì người khác cũng là lúc con không còn là chính mình. Đó mới là bất hạnh lớn nhất đời phụ nữ.
Con gái ơi, cuộc sống này không dài đâu. Con hãy làm điều con muốn, đừng chỉ làm điều người khác muốn. Vì nếu không là con hy sinh vì họ, thì họ cũng sẽ có cách tìm được điều họ muốn. Cuộc đời này chính là vậy, không ai vì thiếu ai mà chẳng sống nổi. Và con phải biết sống cho mình đầu tiên.
Bởi nếu con không thể là chính mình, con sẽ chỉ có một cuộc sống tạm bợ và chết mòn theo tháng năm. Đến lúc đó, con mới chua chát nhận ra rằng sẽ không ai ở cạnh con cả đời, ngoài chính con. Vì thế, con phải yêu thương mình trước, quý trọng chính mình đầu tiên con nhé!
Và con gái của mẹ ơi, hôn nhân sẽ không thể là một hành trình chỉ có niềm vui và nụ cười. Hôn nhân cũng như cuộc sống, cũng có buồn có vui, có khóc có cười, có êm ả có thăng trầm, và có hạnh phúc lẫn đớn đau. Ai cũng có thể khuyên con khi đã làm vợ làm mẹ thì nhịn một chút, chịu thiệt một chút thì gia đình mới yên vui. Nhưng thật lòng mẹ chỉ muốn con phải dũng cảm và kiên cường. Mẹ sinh ra con, yêu thương con không phải để con sống nửa cuộc đời còn lại nhiều tủi hổ và cam chịu. Mẹ muốn con dám can đảm sống cho mình, lên tiếng để bảo vệ cuộc sống của mình. Con phải sống để tận hưởng, chứ không phải là tồn tại để tạm bợ từng ngày.

Cuộc đời này, mỗi điều xảy đến đều là kết quả của những gì ta đã chọn. Con chọn đúng thì thật tốt. Con chọn sai thì con phải chọn lại. Không có sự sai lầm nào không thể cứu vãn, nếu con muốn và dám đấu tranh vì chính mình. Ngay cả khi đó là một cuộc hôn nhân con lỡ bước vào, một người chồng con lỡ chọn sai, cũng nhất định phải làm lại, chọn lại.
Thật sự, hôn nhân sẽ có khi chẳng thiêng liêng bền chặt như người ta nói. Bởi chuyện gì cũng có thể xảy ra, bởi lòng người mình chẳng ngờ hết. Đó là sự thật và mẹ muốn con biết để đừng ảo tưởng hay kỳ vọng quá nhiều. Một người phụ nữ sáng suốt trong hôn nhân không phải là người tô hồng mọi thứ bằng ánh nhìn tích cực của người ngoài, mà là biết bình thản lựa chọn những gì tốt cho bản thân. Mẹ muốn con hiểu những gì con lựa chọn đều phải khiến con hạnh phúc.
Hãy nhớ, đừng cố chắp nối những gì đã vỡ nát, đừng giữ chân người đã muốn rời bỏ con. Phụ nữ đời này đều có thể tự hào để nói rằng họ đã dám hy sinh và bao dung. Nhưng ngoài những lời ngợi khen thán phục của người khác thì chua chát đắng cay đều là họ nhận. Hy sinh với phụ nữ thật đáng ngưỡng mộ nhưng không bao giờ là điều phụ nữ nên làm. Chúng ta có thể chọn đi một con đường đẹp đẽ hơn cho chính mình, cớ gì phải là lối mòn đầy gai nhọn của bao người?
Và con ơi, đừng đánh đồng sự hy sinh cao cả với một thỏa hiệp đầy thất bại và khổ đau. Mọi sự thỏa hiệp đều phải ngang bằng với hạnh phúc mà con mong muốn. Bởi thỏa hiệp để cam chịu sẽ chỉ là bất hạnh tự con gánh.
Điều cuối cùng mẹ muốn nói, là con dù đi đâu vẫn sẽ luôn là con gái của mẹ, suốt đời vẫn như thế. Mẹ vẫn yêu con, vì con, hạnh phúc và cả đau buồn cùng con. Vì thế nếu một mai bão tố có làm con sợ, mưa gió có khiến con ướt lòng, hãy về bên mẹ. Nơi đâu cũng có thể là giông bão với con, chỉ riêng ở nhà mình, ở trong lòng mẹ con mãi được bình yên…

Saturday, June 1, 2019

đàn bà, hơn thua nhau ở tấm chồng


Thằng bạn lấy vợ, hai người thuê chung cư ở riêng .
Thời gian đầu nó còn năng mời bạn bè tới nhà chơi ( chủ yếu là nhậu nhẹt, chè chén..) 😚
Cứ vài ngày một lần, rồi thưa dần, tới bây giờ thì cả tháng nó không gọi thằng nào vào nhà nữa. 😡
Hôm nay lôi nó ra quán, có thằng khoác vai-phà vào mặt nó hơi thở nồng nặc mùi mắm tôm rồi hỏi gay gắt :
- quên anh em rồi à??
- đâu có !- nó cười cười 🤒
- sao lâu không thấy gọi bọn tao tới nhà nhậu?? 🤔
- chúng mày biết không? - nó trầm giọng:
Tao không nhớ được đã bao nhiêu lần tao nhậu say, nhưng tao biết được ai luôn là-người-dọn-dẹp-bãi-chiến-trường bày ra sau mỗi lần nhậu của tao và tụi mày.. 😔
Mấy thằng im phăng phắc nhìn nó ngạc nhiên. Nó dường như không thèm để ý, tiếp tục lẩm bẩm:
- Vợ tao chứ ai, mỗi lần chúng mày nhậu xong đứng dậy về hết, tao lên giường ngủ, cô ấy lại lúi húi dọn dẹp một mình.
Có bữa cùng bọn mày nhậu khuya rồi nằm bệt trên ghế salon, nửa đêm tỉnh giấc-thấy vợ tao một tay kéo cái chậu to đầy ắp bát đĩa , một tay cầm cái chổi di di, lau dọn bãi nôn của tao giữa nhà...
....
Nhìn từ xa, hình như tao vẫn thấy mắt cô ấy ngân ngấn nước.
Lúc đó , là một thằng đàn ông, đáng ra tao phải chạy đến ôm lấy cô ấy rồi an ủi, nhưng tao say đến việc hít thở còn khó khăn-nên chỉ có thể nằm đó, làm cái việc hèn nhát là vắt tay lên trán rồi rớt nước mắt..
Tự hứa với bản thân rằng lần sau sẽ không làm như vậy... 😔
Nó vẫn tiếp tục lẩm bẩm:
- Tao nói đến câu này, có thể chúng mày nghĩ tao sợ vợ, hay yếu đuối thế nọ thế kia. Nhưng tao nói thật, tự bản thân tao biết được là tao THƯƠNG chứ không phải SỢ..!! 🤒
- ây ! Nói gì lắm thế! hay mày say rồi? uống đi! - tôi giơ cốc bia ra mời thằng bạn, định bụng chấm dứt chủ đề này.
- Lời say mới là lời thật! mày để tao kể nốt đã !- nó gạt đi rồi vẫn lẩm bẩm, giọng trầm trầm như đọc kinh .
- hồi xưa tao còn nhỏ, mỗi lần bố tao lôi bạn bè, các chú , các bác về nhậu nhẹt. Nhìn mẹ tao dọn dẹp hàng núi bát đĩa các ông ấy bầy ra, rồi ông già tao say rượu lè nhè- chửi mắng mẹ rồi tao bằng những lí do vô cớ.
Tao rất thương mẹ, ghét bố tao mỗi lần say.
Tự hứa với bản thân rằng sau này sẽ không như thế , vậy mà tao lại đi vào vết xe đổ. Làm khổ vợ tao mỗi lần uống say.. 😔
- cho nó làm cho quen đi! Vợ mày lấy về để ở cùng chứ có phải là để thờ đâu? - một thằng nói chen vào.
- tao lấy vợ về để sống cùng, quan tâm chăm sóc lẫn nhau, chứ không phải để hầu hạ tao. 😒- nó cãi.
- vợ mày ở quê, làm lụng sương gió nó quen rồi! chứ có phải tiểu thư đài các gì đâu mà mày chiếu cố thế?- có thằng nói đểu . ☺️
- chính vì tuổi thơ cô ấy chịu thiệt thòi, nên tao là chồng , lấy về chăm sóc cô ấy là để bù đắp..😒
Tất cả im phăng phắc , chẳng ai còn tranh cãi với nó. Có thằng cười đểu, có thằng lại cúi mặt xấu hổ với bản thân.Mỗi người một suy nghĩ, ko ai o ép nhau được.
Riêng tôi thì cảm phục nó...
văng vẳng câu nói :
- "đàn bà , hơn thua nhau ở tấm chồng."

Sunday, March 31, 2019

CÁI GIÁ CỦA MỘT ĐỨA TRẺ “NGOAN”


Có thể rất nhiều bậc cha mẹ cảm thấy hoang mang, khó hiểu khi nghe được điều này, thế nhưng theo rất nhiều nghiên cứu và các cuộc khảo sát về tâm sinh lý học đường ở độ tuổi từ 6 đến 15, người ta thấy rằng đa số những đứa trẻ ngoan ngoãn tới mức làm bất kỳ điều gì cha mẹ muốn, trở thành mẫu người mà cha mẹ mong thường có xu hướng nghe theo ý kiến của người khác mà không có quan điểm hay lập trường cá nhân

Trong cuốn sách “4 món quà tặng con” tác giả Barbara Coloroso cũng đã viết rằng, bà thường nghe cha mẹ các thanh niên than phiền: “Bà nhìn con tôi xem, trước đây nó không như vậy, nó luôn là đứa trẻ ngoan, biết cư xử đúng mực, lễ phép, ăn mặc chỉnh tề. Bây giờ thì thật tệ” và bà Barbara đã trả lời rằng: “Thằng bé không hề thay đổi, từ khi còn nhỏ, nó đã mặc những gì bà bảo nó mặc, cư xử theo ý bà, nói những gì bà bảo nó nói. Nó luôn luôn nghe theo những gì người khác bảo nó làm. Bây giờ vẫn vậy, chỉ có điều bây giờ nó nghe lời bạn nó chứ không phải cha mẹ.

Người lớn chúng ta thường cho rằng có được những đứa con ngoan là điều tuyệt vời nhất trên đời, bởi vì chúng chẳng bao giờ gây ra nhiều vấn đề trầm trọng, chẳng phá phách, và cãi lời, chẳng phản bác hay bướng bỉnh. Thế nhưng cơ chế mệnh lệnh - vâng lời này rất có thể gây ra 2 chiều hướng tiêu cực trong sự hình thành nhân cách và tâm lý của 1 đứa trẻ “ngoan”

👉🏻 Thứ nhất: Chúng luôn đeo mặt nạ, che dấu đi cảm xúc thật của mình để làm hài lòng bố mẹ
Nhưng thực chất bên trong là những diễn biến tâm lý phức tạp, những bất mãn luôn luôn được kìm nén, những suy nghĩ mà chúng không bao giờ bộc lộ hoặc không dám bộc lộ; từ đó sinh ra những triệu chứng nổi cáu bất chợt, hoặc xuất hiện những cảm xúc cay đắng không nguôi vì “hư” là một hành vi chúng “không được phép thể hiện”. Rất nhiều chuyên gia cho rằng những diễn biến tâm lý ngầm này vô cùng nguy hiểm vì nó có thể gây ra triệu chứng thần kinh và những hành vi lệch chuẩn ở trẻ mà bố mẹ không thể biết. Cuối cùng chúng không tự kiểm soát được bản thân và đánh mất chính mình

👉🏻 Thứ hai: Chúng sẽ không có quan điểm hay lập trường cá nhân, và chỉ biết làm theo những gì được bảo
Vì ngay từ bé chúng đã được dạy cách vâng lời và làm theo, không được phản bác, cũng không có quyền thay đổi. Chúng không được hình thành tư duy phản biện, cũng không có thói quen tranh luận để giải quyết vấn đề, càng không có khái niệm với việc tự chịu trách nhiệm về hành vi mà chúng gây ra. Kết quả là chúng không mấy khi có tiếng nói trước đám đông hay tập thể, lập trường và quan điểm cá nhân không vững vàng, dễ bị lôi kéo và dụ dỗ, dễ bị ảnh hưởng bởi những thói hư tật xấu, dễ đánh mất bản thân mình.

👉Và rõ ràng cả 2 kết quả trên đều không phải điều mà bất cứ phụ huynh nào mong muốn. Hầu hết chúng ta, trong sâu thẳm, đều mong muốn con cái biết độc lập suy nghĩ, tự chủ trong các mối quan hệ xã hội, bạn bè, quyết đoán hoặc dũng cảm trước mọi thử thách khó khăn.

👉Vì vậy đừng kỳ vọng con luôn luôn vâng lời, mà hãy mong rằng con luôn thành thật với mọi cảm xúc, đừng bắt con trở thành người mà cha mẹ mong, hãy để con làm những gì mà con có thể làm tốt nhất. Đừng áp đặt bằng mệnh lệnh, hãy chỉ bảo bằng lý lẽ và sự kiên nhẫn

👉Thay vì cấm đoán thì hãy định hướng và đưa ra lời khuyên, hãy để cho con tự quyết rồi dạy chúng biết chịu trách nhiệm với mỗi quyết định của mình. Bạn không cần phải lấy tình yêu thương để làm công cụ kiểm soát khiến con trở nên ngoan ngoãn, mà hãy là điểm tựa để con tự tin thể hiện bản thân mình và hoàn thiện nhân cách theo một hướng tích cực nhất

“Trẻ em không phải là thú cưng để thuần dưỡng, cũng không phải chiếc máy tính được lập trình, để cho ra các phản ứng được định sẵn, dựa trên những đầu vào nhất định”

*Sưu tầm*

Monday, October 29, 2018

MẸ KHÔNG THÍCH ĂN THỊT GÀ


Nhà tôi rất nghèo. Nhà nghèo nên cái gì mẹ cũng mang đi bán. Từ mấy ngọn rau ngót, rau mùng tơi đến quả chuối, quả hồng, quả bưởi hay con gà, con chó, con mèo, mẹ đều cho vào cái mẹt con, đội ra chợ bán hết. Mẹ bảo phải bán để dành dụm tiền cho các con ăn học.
Nếu không bán thì mẹ lại để mang đi biếu, đi cho. Mỗi khi ra thăm các bác ở thành phố, có cái gì ngon, cái gì đẹp mẹ đều mang đi làm quà biếu hết. Mẹ bảo của biếu, của cho thì phải đàng hoàng kẻo người ta lại cười cho. Thế là còn bao nhiêu những cái xấu xí, sâu si, đầu thừa, đuôi thẹo thì để lại nhà dùng. Nhiều khi tôi cứ nghĩ có khi cả đời bố mẹ cũng chả được miếng ăn ngon.
Một hôm, đi học về, thấy mẹ đang vặt lông gà, tôi chạy ào xuống, ôm cổ mẹ, vừa nhảy tưng tưng, vừa reo lên sung sướng: “A! Hôm nay nhà mình được ăn thịt gà! Thích quá! Thích quá!”. Mẹ nuôi hơn chục con gà nhưng trừ dịp tết nhất, giỗ chạp ra chẳng bao giờ thịt nên có khi cả năm mới có miếng thịt gà mà ăn.
Cứ nghĩ đến đĩa thịt gà lá chanh, tôi lại thấy đói cồn cào ruột gan, nước miếng chảy qua kẽ răng nuốt không kịp. Tôi nhún vai mẹ giục:
- Mẹ thịt gà nhanh lên mẹ, con thèm lắm rồi!
Mẹ cười:
- Sư bố cô, chỉ được cái nước ăn là giỏi!
Hóa ra con gà nhỡ nhà tôi bị chó vồ. Lúc mẹ phát hiện ra thì nó đã bị ăn mất một góc. Tiếc của, mẹ lôi cổ con chó về, lấy chiếc dép nhựa đánh cho nó mấy cái vào mõm, dí mũi nó sát vào con gà chết dọa sẽ cho ăn rềng nếu còn tái phạm. Tôi thì lại thấy vô cùng sung sướng, muốn cảm ơn con chó đáng ghét vì nhờ nó mà tôi mới có cơ hội được ăn thịt gà.
Có thịt gà, bữa cơm nhà tôi vui hơn hẳn. Mọi hôm, đến bữa, phải gọi mỏi mồm chị em tôi mới thèm về ăn cơm nhưng hôm nay, không đứa nào bảo đứa nào tự giác túc trực ở nhà từ lúc mẹ thịt gà cho đến lúc ăn cơm, không bước ra ngoài nửa bước.
Mẹ cứ quay vòng hết gắp cho bố lại gắp cho chị em tôi mà chẳng thấy gắp cho mình. Tôi vừa nhai nhồm nhoàm vừa hỏi:
- Ơ, sao mẹ không ăn?
Mẹ cười bảo:
- Mẹ không thích ăn thịt gà.
Thằng em tôi nhe răng cười vô tư:
- Mẹ ơi, mình ăn thừa của chó mà ngon nhỉ mẹ nhỉ!
Tôi tức mình quát:
- Không phải ăn thừa, dốt ạ. Đây là mẹ cướp được của nó chứ. Mẹ mà về muộn tí nữa thì con chó đã xơi hết rồi còn đâu nữa mà ăn!
Mẹ lại gắp cho mỗi đứa một miếng nữa vào bát:
- Thôi ăn đi! Ăn đi! Chúng mày lắm chuyện quá cơ!
Ăn xong, vừa buông đũa buông bát, chị em tôi đã chạy ù đi chơi với cái bụng no nê đầy năng lượng. Nhưng vừa chơi được một tẹo, tôi đã thấy khát nước nên phải chạy về uống. Có lẽ vì món thịt gà rang của mẹ hơi mặn. Vừa tới cửa bếp, tôi đã phải lùi lại, nép vào sau cánh cửa. Dưới ánh sáng hơi tối của chiếc bóng tiết kiệm điện bị mạng nhện bao phủ, mẹ đang gặm lại những miếng xương gà mà chúng tôi đã ăn. Chẳng biết nó có còn dính tí thịt nào không nhưng nhìn mẹ gặm có vẻ như chúng rất ngon lành.
Lòng tôi thắt lại, tim tôi nhói đau muốn chạy lại ôm mẹ thật chặt nhưng sợ mẹ tủi nên không dám. Tôi khẽ lùi ra ngoài, chạy đến một gốc cây to, ngồi ôm mặt khóc.
Bây giờ, tôi đã học xong đại học, đi làm, có tiền, mỗi lần về nhà đều mua rất nhiều đồ ăn ngon cho mẹ ăn. Nhưng lần nào về cũng thấy đồ ăn trong tủ lạnh vẫn còn nguyên. Tôi cằn nhằn thì mẹ cười bảo:
- Răng rụng hết rồi còn đâu nữa mà ăn?
-Nhật Minh-

Wednesday, August 29, 2018

Nhớ Mẹ - Đỗ Trung Quân

"Xin tặng cho những ai được diễm phúc còn có Mẹ" 

Con sẽ không đợi một ngày kia
khi mẹ mất đi mới giật mình khóc lóc

Những dòng sông trôi đi có trở lại bao giờ?
Con hốt hoảng trước thời gian khắc nghiệt
Chạy điên cuồng qua tuổi mẹ già nua
mỗi ngày qua con lại thấy bơ vơ

ai níu nổi thời gian?
ai níu nổi?
Con mỗi ngày một lớn lên
Mẹ mỗi ngày thêm già cỗi
Cuộc hành trình thầm lặng phía hoàng hôn.

Con sẽ không đợi một ngày kia
có người cài cho con lên áo một bông hồng
mới thảng thốt nhận ra mình mất mẹ
mỗi ngày đi qua đang cài cho con một bông hồng
hoa đẹp đấy - cớ sao lòng hoảng sợ?


Ta ra đi mười năm xa vòng tay của mẹ
Sống tự do như một cánh chim bằng
Ta làm thơ cho đời và biết bao người con gái
Có bao giờ thơ cho mẹ ta không?
Những bài thơ chất ngập tâm hồn
đau khổ - chia lìa - buồn vui - hạnh phúc
Có những bàn chân đã giẫm xuống trái tim ta độc ác
mà vẫn cứ đêm về thao thức làm thơ
ta quên mất thềm xưa dáng mẹ ngồi chờ
giọt nước mắt già nua không ứa nổi
ta mê mải trên bàn chân rong ruổi
mắt mẹ già thầm lặng dõi sau lưng

Khi gai đời đâm ứa máu bàn chân
mấy kẻ đi qua
mấy người dừng lại?
Sao mẹ già ở cách xa đến vậy
trái tim âu lo đã giục giã đi tìm
ta vẫn vô tình
ta vẫn thản nhiên?

Hôm nay...
anh đã bao lần dừng lại trên phố quen
ngã nón đứng chào xe tang qua phố
ai mất mẹ?
sao lòng anh hoảng sợ
tiếng khóc kia bao lâu nữa
của mình?
Bài thơ này xin thắp một bình minh
trên đời mẹ bao năm rồi tăm tối
bài thơ như một nụ hồng
Con cài sẵn cho tháng ngày
sẽ tới! 
1986
Đỗ Trung Quân  

Mẹ ta nhớ trả về không


Ngày xưa chào mẹ, ta đi
Mẹ ta thì khóc, ta đi thì cười
Mười năm rồi lại thêm mười
Ta về ta khóc, mẹ cười lạ không

Ông là ai thế? Chào ông!
Mẹ ta trí nhớ về mênh mông rồi
Ông có gặp thằng con tôi
hao hao…
tôi nhớ…
nó …người …như ông.
Mẹ ta trả nhớ về không
Trả trăm năm lại bụi hồng…
rồi..
đi…

ĐỖ TRUNG QUÂN

“Êm ả lời ru” – Mẹ trong hồi ức tuổi thơ tôi

Lại nhớ ngày đó khó khăn, thiếu thốn. Vở hiếm lắm, phải cắt những tờ thừa dồn lại đóng thành vở mới. Ngày ấy làm gì có ghim. Bố gấp đôi làm cuốn vở tập viết cho tôi, hàng ngang nay lại thành dọc. Cả buổi mẹ ngồi kẻ từng dòng kẻ bằng bút chì cho tôi. Tôi ngồi bên thấy mẹ rưng rưng nước mắt. Hỏi mẹ khóc à, mẹ bảo, hôm qua thức khuya mỏi mắt, giờ chảy cả nước mắt đây này. Vài hôm sau, mẹ đem về cho thêm vở mới, mấy anh em vui mừng nắm tay quây tròn quanh mẹ hò reo, mẹ cũng vui, cười cùng chúng tôi…



Cả nhà vui đùa nói chuyện xem thời sự chờ mấy chị em dọn dẹp xong để đi hát karaoke. Cũng lâu lâu tôi mới về nhà nên đại gia đình mới có dịp tụ tập. Hôm nay thứ bảy, các cháu được nghỉ nên lại tập trung ăn uống. Chị dâu cả lớn tuổi nhất được miễn dọn, chỉ các em ít tuổi và cháu lớn ra dọn thôi. Nhà tôi phân công tự nhiên truyền thống từ xưa rồi. Chị ngồi xem smartphone trên giường bỗng nói rõ to:
\r\n
– Có ai muốn tham gia thi viết lách gì không? Nhà mình nhiều người biết làm thơ kia mà.
\r\n
– Viết gì mà viết, mẹ nó thì…
\r\n
Anh trai quay ra nói chị, chị là giáo viên cũng hay quan tâm viết báo, cũng được một số tờ đăng thơ và truyện ngắn của chị.
\r\n
– Đây này, trang girly có tổ chức cuộc thi viết về mẹ, Êm ả lời ru, anh bảo yêu thương mẹ mà lần này không viết thì không được. Còn em sẽ viết về mẹ đẻ, chứ viết về mẹ chồng người ta lại bảo nịnh mẹ sau khi xem Sống chung với mẹ chồng bây giờ, mẹ nhờ?
\r\n
Chị quay sang đu cánh tay mẹ đang ngồi bên. Mẹ cười hiền lành, bảo đời mẹ có cái gì mà viết.
\r\n
Chị bảo, viết được hết, hiền hòa, yên lành là niềm mơ ước của mọi người mà. Cả nhà cùng cười, động viên chị viết, chị bảo để dành cho con của mẹ, dâu rể thì về viết mẹ đẻ, chứ không lại bị trùng. Chị cười tít. Cả nhà cũng cười. Ti vi cũng vẫn nói đều đều…
\r\n
Tôi ngẫm nghĩ, nếu viết về mẹ được thì quá hay, nhưng chẳng biết bắt đầu từ đâu.
\r\n
“Từ nhỏ mẹ đã lam lũ, gia cảnh bà ngoại lúc đó rất khó khăn. Người nông dân mới thoát thời địa chủ cực nghèo. Mò cua bắt ốc suốt, mãi đến thời mẹ mới được đi học. Thế nên khi đọc truyện Tấm Cám, tôi thường lấy hình ảnh mẹ tưởng tượng ra cảnh mò cua bắt ốc ngoài các rãnh đồng bùn lầy vương khắp quần áo. Ngày nay chúng tôi cũng không có ai ham học như mẹ. Sau buổi học mẹ phải về trông hàng tạp hóa cho bà. Nói là tạp hóa nhưng chỉ là miếng trầu, quả cau, vài ba nải chuối… trên chợ huyện. Mẹ còn đem cả sách vở theo để học. Tiếc rằng khi lên đến lớp bảy, nhà quá nghèo, lại đông em, nên mẹ xin bà cho nghỉ học, không học lên cấp ba nữa, để mẹ đi làm lấy công ngoài hợp tác xã, nuôi các em…”
\r\n
“Cả đời mẹ đã hi sinh cho chúng tôi, từ miếng ăn, giấc ngủ. Bố tôi đi ra, làm cơ quan nhà nước thời bao cấp, ngày ấy quy định “con ăn theo mẹ”, mẹ lại là nông dân, sức mẹ yếu gầy gồng mình nuôi chúng tôi. Mẹ chẳng ngại khó khăn, mẹ không cho thời gian thở. Mẹ tranh thủ hết ruộng đồng, rồi lại chợ búa, kiếm đồng ra đồng vào…
\r\n
Nhớ có lần bố đi công tác xa lâu ngày, hàng xóm có người nhà ở biển, đem về mấy con cua bể, chúng tôi chơi bên đó nhìn thèm khát. Về kể với mẹ, mẹ nhìn chúng tôi ứa cả nước mắt. Mẹ biên thư bảo bố về dành tiền lương mua cho chúng tôi ăn. Bố chỉ dám mua con cá biển kẹp thanh tre nướng, nhưng cũng to hơn bàn tay người lớn, dài dài. Chúng tôi ăn ngon lành, sung sướng vô cùng. Đến nỗi bẻ cả mấy cái xương ra chép chép. Hỏi sao bố mẹ không ăn, bố mẹ bảo, loại cá biển ăn tanh, khó ăn. Ngày đó tôi thấy cá rô đồng còn tanh hơn cả cá biển. Mấy anh em ăn ngon lành, bảo lần sau bố mẹ cứ mua cá này cho bọn con ăn, chứ cá đồng ăn mãi bọn con ghét lắm rồi…
\r\n
Lại nhớ ngày đó khó khăn, thiếu thốn. Vở hiếm lắm, phải cắt những tờ thừa dồn lại đóng thành vở mới. Ngày ấy làm gì có ghim. Bố gấp đôi làm cuốn vở tập viết cho tôi, hàng ngang nay lại thành dọc. Cả buổi mẹ ngồi kẻ từng dòng kẻ bằng bút chì cho tôi. Tôi ngồi bên thấy mẹ rưng rưng nước mắt. Hỏi mẹ khóc à, mẹ bảo, hôm qua thức khuya mỏi mắt, giờ chảy cả nước mắt đây này. Vài hôm sau, mẹ đem về cho thêm vở mới, mấy anh em vui mừng nắm tay quây tròn quanh mẹ hò reo, mẹ cũng vui, cười cùng chúng tôi…
\r\n
Mấy chị em rửa bát đã nên lên nhà giục cả nhà đi hát. Ở quê tầm bảy giờ tối thì cũng gọi là muộn. May mà ở làng có quán hát, đỡ phải lên phố huyện. Ở nhà cũng có dàn karaoke nhưng không thích. Với các cháu nhỏ cũng không thích ở nhà, đi quán chúng còn được uống nước ngọt, ăn bim bim và nghịch với nhau nữa…
\r\n
Thực ra còn rất nhiều chuyện về mẹ, nhưng chưa biết viết cái gì trước và cách thức ra sao. Tôi cứ thấy phân vân, khi rảnh rỗi nhất định phải viết, giải thì chắc là không mơ (tất nhiên có giấy chứng nhận khen thưởng về khoe, hẳn mẹ sẽ mừng lắm) nhưng sẽ lưu lại cho con cháu sau này thấy được phần nào hình ảnh của mẹ tôi…
\r\n
Trịnh Ngọc Lâm